Phân biệt mắm tôm và mắm ruốc – Cách làm đơn giản tại nhà

Mắm là một món gia vị đặc trưng và được coi là quốc hồn quốc túy trong nền ẩm thực truyền thống của người Việt. Cái hương vị quen thuộc đó không thể nào thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Có rất nhiều loại mắm: mắm tôm, mắm ruốc, mắm tép, mắm ba khía. Mỗi địa phương sẽ có cách chế biến mắm khác nhau mang đậm chất vùng miền. Nhưng với món mắm tôm và mắm ruốc lại rất hay bị nhầm lẫn. Cùng tìm hiểu và phân biệt hai loại nước mắm thơm ngon này nhé.

Phân biệt mắm tôm và mắm ruốc
Phân biệt mắm tôm và mắm ruốc

Mắm tôm là gì? Cách làm mắm tôm theo kiểu truyền thống

Nếu chưa ăn mắm tôm bao giờ chắc chắn bạn rất khó để có thể nếm thử một lần vì mùi thơm kén người. Nhưng đã ăn một lần thì bạn sẽ bị mê tít mà muốn ăn mãi thôi.

Bún đậu mắm tôm là món ăn đặc sản được rất nhiều người yêu thích. Bạn bè nước ngoài khi đến với đất nước ta cũng được bạn bè từng đến Việt Nam giới thiệu nhất định phải thưởng thức. Ngoài ra mắm tôm được dùng làm nước chấm với rau luộc, thịt heo luộc, lòng luộc, hoặc thịt cầy.

Xem thêm: Cách làm ruốc chua tiết kiệm, đơn giản

Hương vị của mắm tôm vô cùng đặc trưng
Hương vị của mắm tôm vô cùng đặc trưng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tôm 3 kg.
  • Muối hạt.
  • Dụng cụ: hũ sành, cối đá.

Các bước tiến hành:

Bước 1:

  • Làm sạch tôm, loại bỏ phần chỉ trắng ở lưng tôm.
  • Đối với những con tôm to vỏ cứng cần được bóc vỏ.

Bước 2: Trộn muối hạt với tôm theo tỉ lệ 1:3 ướp trong khoảng 15 phút.

Bước 3: Giã tôm

  • Cho tôm đã được ướp muối từng chút một vào cối đá để giã nát.
  • Giã càng nát thì món mắm tôm càng nhuyễn mịn. Hoặc để tiết kiệm thời gian hơn có thể dùng máy xay để xay nhuyễn tôm.

Bước 4: Rửa sạch hũ sành và phơi khô

  • Cho tôm đã được xay nhuyễn vào hũ, dàn đều thành một mặt phẳng.
  • Dùng vải sạch bọc kín ở miệng sành rồi đậy nắp lại.
  • Khi có nắng thì đem hũ ra phơi dưới trời nắng để đẩy nhanh úa trình lên men.

Bình thường chỉ cần ủ mắm tôm trong khoảng 3 tháng là bạn đã có thể đem ra sử dụng. Mùi thơm đặc trưng của mắm tôm chính là do những enzym ở ruột tôm trong quá trình nhiều ngày lên men tạo ra.Vì có mùi khá nặng nên rất khó để phân biệt được mắm ngon hay mắm đã hỏng. Có người cho rằng mắm càng nặng mùi càng ngon. Điều này là không đúng. Nên lựa chọn mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo vệ sinh.

Bún đậu mắm tôm là món ăn chắc chắn bạn không muốn bỏ lỡ
Bún đậu mắm tôm là món ăn chắc chắn bạn không muốn bỏ lỡ

Mắm ruốc là gì? Cách làm mắm ruốc thơm ngon quyện hương vị

Mắm ruốc có lẽ không quá quen thuộc với người miền Bắc nhưng nó lại là món ăn đặc biệt được ưa thích ở miền Trung và miền Nam, nhất là miền Trung. Nổi tiếng nhất có lẽ là mắm ruốc Huế. Đây là một gia vị truyền thống không thể thiếu được trong nền ẩm thực của vùng đất Cố Đô. Người Huế coi mắm ruốc chính là báu vật. Cõ lẽ do đó mà khi đến với Huế bạn sẽ thường xuyên thấy sự xuất hiện của mắm ruốc từ trực tiếp là bát nước chấm pha hoặc gián tiếp là gia vị trong các món ăn.

Món này được chế biến từ những con ruốc tươi ngon. Con ruốc còn được gọi là con tép biển, con moi. Nơi sống của chúng thường là vùng nước lợ hoặc nước mặn. Mắm ruốc được chế biến cầu kì, lên men tự nhiên theo công thức gia truyền. Mắm được ủ trong những lu sành nên khi lên mùi có hương vị đậm đà rất riêng biệt.

Có thể bạn quan tâm: Ruốc tép làm như thế nào đúng cách?

Mắm ruốc là một gia vị truyền thống không thể thiếu được trong nền ẩm thực của vùng đất Cố Đô
Mắm ruốc là một gia vị truyền thống không thể thiếu được trong nền ẩm thực của vùng đất Cố Đô

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ruốc tươi ngon 3 kg.
  • Muối hạt 1 kg.
  • Dụng cụ cần thiết: nia rộng, cối đá, hũ sành.

Các bước chế biến:

Bước 1: Làm sạch ruốc

  • Ruốc tươi sau khi được mua về được cho vào rá lớn. Xả đầy chậu nước rồi cho rá ruốc vào.
  • Dùng tay liệng tròn để cho những rác bẩn và đất cát được tách riêng ra nổi lên trên. Hơi nghiêng rá để chúng trôi ra. Con ruốc nặng hơn sẽ chìm xuống đáy.
  • Làm như vậy 3-4 lần. Khi ruốc sạch thì vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Rửa nia sạch

  • Dùng dụng cụ như xơ mướp để cọ. Cẩn thận không để tay bạn tiếp xúc với bề mặt nia dễ khiến những chiếc dằm nhỏ đâm vào tay.
  • Đem ruốc rải thành lớp mỏng trên bề mặt nia để phơi dưới ánh nắng to trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Khi khô bạn có thể đem vào.
  • Nên phơi ở nơi sạch sẽ ít bụi bẩn thì khi chế biến món ruốc sẽ đảm bảo vệ sinh hơn.

Bước 3: Giã ruốc

  • Nhặt sạch những rác bẩn rơi vào trong quá trình phơi. Trộn muối hạt vào cùng với những con ruốc khô.
  • Cho từng chút một ruốc và muối vào cối đá. Giã cho nát những con ruốc là được. Giã càng nát thì thành phẩm đạt được càng có độ mịn và đẹp mắt.

Bước 4: Ủ lên men

  • Ruốc được giã nhuyễn đem cho vào hũ sánh. San để sao cho tạo thành một mặt phẳng. Sau đó rắc lên trên đó một lớp muối hạt phủ kín bề mặt.
  • Dùng miếng vải sạch phủ kín miệng hũ sành rồi đậy nắp lại. Đem hũ ra ngoài trời đặt nơi thoáng mát.
Bún bò Huế nấu cùng mắm ruốc là đặc sản nổi tiếng tại vùng đất Cố Đô
Bún bò Huế nấu cùng mắm ruốc là đặc sản nổi tiếng tại vùng đất Cố Đô

Lưu ý:

  • Mắm ruốc cần được ủ ít nhất 6 tháng mới có thể được đưa ra sử dụng. Trong giai đoạn này nên hạn chế mở nắp ra tránh để mắm ruốc tiếp xúc nhiều với không khí bên ngoài làm vị của mắm ruốc sẽ bị nhạt đi.
  • Đã ủ được đủ 6 tháng thì hãy mở ra kiểm tra chất lượng của món mắm ruốc. Khi thấy hũ mắm ruốc chuyển từ màu tím bầm sang màu đỏ đẹp, khi ngửi có vị chua tức là mắm ruốc đã chín, có thể bỏ ra sử dụng.
  • Khi mắm ruốc chín cần được đưa vào trong nhà, để nơi râm mát để làm chậm lại quá trình lên men tiếp. Khi này bạn có thể sử dụng dần. Nếu được bảo quản tốt, mắm ruốc có thể dùng trong khoảng một năm.

Có được một hũ mắm ruốc trong nhà thì bạn nhất thiết phải học được món Bún bò Huế. Bún bò Huế có sử dụng gia vị mắm ruốc chính là đặc sản của xứ sở mộng mơ này. Ai đến đây mà chưa được thưởng thức món ăn này chính là một sự tiếc nuối.

Mắm ruốc chấm cùng củ quả vô cùng thơm ngon
Mắm ruốc chấm cùng củ quả vô cùng thơm ngon

Mắm tôm và mắm ruốc có điểm gì khác nhau

Để phân biệt mắm tôm và mắm tép ta dựa vào các yếu tố sau:

Hương vị và màu sắc

Mắm tôm thường có vị tanh nồng đặc trưng, thường được gọi là mùi “thum thủm” chính vì vậy rất kén người ăn. Mắm tép thì có hương vị dịu hơn, không tanh như mắm tôm nên nhiều người sẽ hợp khẩu vị hơn.

Ngoài ra, có thể dựa vào màu sắc để phân biệt: mắm ruốc có màu nâu đỏ, sền sệt, keo đặc hơn so với mắm tôm. Mắm tôm thì lại có màu tím đậm và loãng hơn.

Cách sử dụng

Nếu mắm tôm được sử dụng chính là một loại nước chấm thì mắm ruốc có nhiều công dụng hơn. Mắm ruốc cũng có thể dùng để chấm các món ăn sau khi pha, hơn nữa mắm ruốc còn là một loại gia vị để tạo nên hương vị đặc trưng khi đã được thưởng thức rồi thì khó mà quên. Mắm ruốc đã tạo nên thương hiệu của bún bò Huế nổi tiếng khắp cả nước. Hai cách pha chế nước chấm của từng loại hoàn toàn khác nhau:

Tham khảo bài viết: Bí quyết làm món ruốc tôm cho bé đầy đủ dinh dưỡng

Mâm cơm gia đình hấp dẫn cùng các gia vị truyền thống đậm đà
Mâm cơm gia đình hấp dẫn cùng các gia vị truyền thống đậm đà

Cách pha nước chấm mắm ruốc:

Gừng và riềng giã nhỏ, băm nhuyễn, thêm một chút nước cốt chanh trộn cùng với chén mắm ruốc. Khi ăn cho một chút nước cơm hoặc nước sôi để làm giảm vị mặn, thêm một chút đường cát và bột nêm nữa là chúng ta có thể dùng để chấm các món rau, thịt luộc hoặc các món như xoài chua, cóc chua thì rất tuyệt vời.

Cách pha nước chấm mắm tôm:

Mắm tôm chấm bún đậu: Món bún đậu mắm tôm thu hút thực khách chính bởi hương vị khác biệt đặc trưng của nó. Công thức pha mắm tôm bún đậu gồm: mắm tôm, đường cát, hạt nêm, nước cốt chanh, một tép tỏi băm nhuyễn, chút rượu trắng cùng một quả ớt. Trộn đều nguyên liệu lên để tan mắm tôm. Dùng rây để lọc bỏ phần bã. Nước chấm mắm tôm đã hoàn thành. Ngại gì không thưởng thức ngay nào.

Những thông tin bài viết cung cấp hy vọng giúp bạn hiểu rõ thêm về hai loại mắm nổi tiếng của người Việt. Chúc các bạn có những bữa ăn ngon miệng với mắm tôm và mắm ruốc đặc biệt thơm ngon, đậm vị truyền thống của dân tộc.